Các ngôn ngữ

Trang này được tạo ra sử dụng dữ liệu Wikimapia. Wikimapia là một dự án bản đồ mở được đóng góp bởi những người tình nguyện khắp thế giới. Nó chứa đựng những thông tin về 32058102 địa điểm và liên tục được cập nhật. Tìm hiểu thêm về Wikimapia và hướng dẫn về thành phố.

Thành phố Lạng Sơn

Tỉnh Lạng Sơn, CHXHCN Việt Nam.
Thanh phố có 8 đơn vị hành chính, bao gồm 5 phường và 3 xã: Chi Lăng, Tam Thanh, Đông Kinh, Vĩnh Trại và Hoàng Văn Thụ. Các Xã Mai Pha, Quảng Lạc và Hoàng Đồng.

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm của một vùng đất biên cương, là vị trí địa đầu của tổ quốc nằm trên con đường giao thông huyết mạch có từ rất lâu đời, nối liền từ vùng biên ải đến kinh thành Thăng Long - Đông Đô xưa, thủ đô Hà Nội ngày nay. Đó là mảnh đất đầu sóng ngọn gió, đã từng đứng mũi chịu sào, đi đầu trong nhiều cuộc chiến đấu ác liệt bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc, bảo vệ quê hương và bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Trong lịch sử, xứ Lạng là vùng đất cửa ải "nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm" (một cửa ải hùng trấn giữa lòng muôn núi - thơ chữ của Nguyễn Du). Đó là niềm vinh dự, tự hào và cũng là trọng trách của xứ Lạng và nhân dân các dân tộc Thành phố Lạng Sơn trước tổ quốc và trước toàn dân tộc.

www.youtube.com/watch?v=in3Ke3GJRmk

Thành phố Lạng Sơn là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước nên thơ và hùng vĩ, nằm trên hành lang giao lưu kinh tế - văn hoá giữa Bắc và Nam. Từ lâu đây là nơi hội tụ của nhiều dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Hoa và các nhóm người Dao, Mường, Sán Dìu, Sán Chỉ… Từ rất sớm trong lịch sử, đây cũng là nơi giao thoa, hội nhập của nhiều dòng văn hoá, nơi có những bạc dịch trường, những phố chợ buôn bán đông vui, tấp nập. Đó chính là cơ sở tạo nên sự phong phú, đa dạng của kết cấu dân cư, dân tộc và là bản sắc văn hoá của Thành phố.

Ngược dòng lịch sử, có thể nói mảnh đất Lạng Sơn luôn gắn liền với vị thế là cửa ngõ vùng biên ải, là con đường giao lưu chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội giữa các triều đại phong kiến nước ta với các triều đại phong kiến Trung Quốc. Với vị trí trọng yếu như vậy, ngay từ rất xa xưa, Lạng Sơn đã mang dấu ấn một "đô thị" với việc phát triển song song, "đô" là hệ thống thành quách vừa mang ý nghĩa phòng phủ quân sự, vừa mang tính chất bảo vệ dân sinh; "thị" là hình thức buôn bán, giao lưu kinh tế của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn với nét đặc trưng thể hiện qua phố chợ Kỳ Lừa đã được hình thành từ rất lâu đời.

Theo các sách lịch sử để lại, Lạng Sơn vốn đã trải qua thời kỳ là trấn lỵ, châu lỵ, phủ lỵ - là trung tâm của bộ máy hành chính từ thời phong kiến xa xưa, có thể kể qua các thời kỳ, từ thời nhà Hán, nhà Đường của Trung Quốc đô hộ nước ta chia nước ta thành 9 quân thì Lạng Sơn thuộc quận Giao Chỉ (châu Giao). Đến thời nhà Lý (thế kỷ 11), Lạng Sơn được gọi là châu Lạng, do dòng họ Thân (Thân Thừa Quý - vốn là phò mã nhà Lý) cai trị. Đời nhà Trần (thế kỷ 13) gọi Lạng Sơn là Lạng châu lộ, năm Quang Thái thứ 10 đổi thành trấn Lạng Sơn và đặt lỵ sở ở khu vực xã Mai Pha, Thành phố Lạng Sơn ngày nay và cho xây dựng Đoàn thành. Đến thời Lê (thế kỷ 15), để củng cố quân sự chống quân xâm lược nhà Minh, Trung Quốc, Lạng Sơn được bố trí nhiều cơ quan hành chính, kinh tế, quân sự gọi là vệ, cục, ty … dưới quyền của Lạng Sơn thừa chính tư. Năm Hồng Đức thứ 26, Đoàn Thành Lạng Sơn tiếp tục được tu bổ, gia cố lại trở thành thành trì vững chắc. Đến triều Nguyễn, Đoàn Thành Lạng Sơn một lần nữa được tu bổ vào năm Minh Mệnh thứ 15 (1835), nhà Nguyễn cử Ngô Thì Sỹ lên trấn thủ Lạng Sơn và xứ Lạng trở thành mảnh đất có nhiều duyên nợ và ghi lại nhiều dấu ấn sâu sắc của vị văn sỹ tài danh này. Cùng với việc xây dựng và củng cố Đoàn Thành, sách dư địa chí của Nguyễn Nghiễm còn ghi rõ là xung quanh trấn thành đã hình thành nên rất nhiều "chợ" và "phố" như: phố Kỳ Lừa, phố Trường Thịnh, Đồng Đăng…. thu hút thương nhân, lái buôn trong nước và nước bạn Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi hàng hoá đông vui, tấp nập.

Nhìn lại quá trình lịch sử được phác thảo trên đây cho ta thấy địa bàn lỵ sở Lạng Sơn đã trải qua nhiều lần duyên cách, có khi là thành trì riêng, khi lại được thống nhất thành phủ lỵ, châu lỵ, tuy nhiên có một điều khẳng định rằng từ xưa đến nay, nơi đây luôn giữ được vị thế là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của cả vùng đất miền biên cương của tổ quốc.

Từ đầu thế kỷ XX, bóng dáng "đô thị" của Lạng Sơn càng hiện lên rõ nét. Thị xã Lạng Sơn được thành lập từ năm 1925 là tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn, chia làm hai khu vực tự nhiên, lấy con sông Kỳ Cùng làm ranh giới, phía bờ nam gọi là "bên tỉnh", phía bờ bắc gọi là "bên Kỳ Lừa". Bên tỉnh là tập trung các cơ quan công sở hành chính của bộ máy chính quyền tỉnh. Bên Kỳ Lừa là nơi tập trung các phố chợ, diễn ra các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, buôn bán của nhân dân Thị xã.

Trong những năm trước cách mạng Tháng Tám, Thị xã Lạng Sơn là địa bàn hoạt động chính của người chiến sỹ cách mạng kiên trung - người con ưu tú của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn mang tên Hoàng Văn Thụ. Anh chính là người đã dấy lên phong trào yêu nước tại mảnh đất Lạng Sơn. Hiện nay trên địa bàn Thành phố còn có khu nhà lưu niệm Đ/c Hoàng Văn Thụ tại số 8, phố Chính Cai, Kỳ Lừa - là nơi Đ/c đã sinh sống, học tập và hoạt động cách mạng trong những năm 20, 30 của thế kỷ trước và khu công viên tượng đài kỷ niệm Đ/c Hoàng Văn Thụ ở phường Chi Lăng. Cùng với sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Uỷ ban hành chính chính quyền cách mạng của Thị xã ra đời, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Thị xã Lạng Sơn.

Trong những năm diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp, Thị xã Lạng Sơn cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đóng góp nhiều công sức, nhiều người con ưu tú, góp phần làm nên những chiến công hiển hách của cả dân tộc, có thể kể đến các chiến dịch Thu đông (năm 1947), chiến dịch Biên giới (1950). Từ sau ngày hoà bình lập lại (1954), với vị trí địa đầu của đất nước, Thị xã Lạng Sơn được coi như một "cảng nổi" - là đầu mối tiếp nhận, lưu trữ hàng hoá viện trợ của các nước bạn ủng hộ Việt Nam kháng chiến, từ Lạng Sơn hàng hoá được chở đi chi viện cho các chiến trường trên cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Năm 1975, đất nước được thống nhất nhưng Thị xã Lạng Sơn vẫn chưa được sống yên ổn hoàn toàn trong hoà bình và xây dựng quê hương. Năm 1979, cuộc chiến tranh biên giới phía bắc với Trung Quốc đã diễn ra ác liệt ở khu vực biên giới và tràn xuống cả khu vực Thị xã Lạng Sơn. Quân và dân các dân tộc Thị xã lại một lần nữa cầm chắc tay súng, chống trả quyết liệt, giữ vững từng tấc đất quê hương. Như vậy có thể nói, trong hơn 30 năm từ năm 1946 đến 1979, nhân dân các dân tộc của Thị xã Lạng Sơn đã phải trực tiếp tham gia ba cuộc chiến tranh với 3 cường quốc lớn (Pháp, Mỹ, Trung Quốc), ghi được nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử hình thành và phát triển.
Trải qua thời kỳ trấn lỵ, châu lỵ, phủ lỵ, tỉnh lỵ, sau những năm kháng chiến gian khổ, Thị xã Lạng Sơn vươn mình trở thành trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội không những của địa phương mà còn của cả khu vực biên giới phía bắc tổ quốc. Những năm đầu của thập kỷ 90, Thị xã Lạng Sơn dần dần được biết đến như một điểm nóng sôi động về phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ. Sự thay đổi về đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã giúp cho Thị xã Lạng Sơn phát huy được những tiềm năng và thế mạnh về vị trí địa lý của mình để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, trở thành một đầu mối thông thương quan trọng, một khu kinh tế cửa khẩu năng động với nhiều hoạt động giao lưu, luân chuyển hàng hoá sôi động, tấp nập cả ngày lẫn đêm.

Hàng hoá được lưu chuyển qua địa bàn Thị xã để từ đó đưa ra trao đổi, xuất nhập khẩu qua biên giới với số lượng lớn, phong phú và đa dạng về chủng loại. Sự phát triển về thương mại đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của du lịch dịch vụ. Thị xã Lạng Sơn trở thành miền đất hứa, thu hút nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm ăn, sinh sống. Trong giai đoạn này, mức tăng trưởng GDP của Thị xã luôn đạt ở mức cao, đời sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhà cao tầng đã mọc lên san sát, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh đã khiến cho nhiều cụm dân cư được hình thành ở những khu vực ngoài phạm vi Thị xã.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến Tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thị xã Lạng Sơn đã quyết tâm, đoàn kết một lòng, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh và huy động sức mạnh nội lực, quyết tâm xây dựng Thị xã Lạng Sơn trở thành Thành phố trọng điểm về kinh tế thương mại- du lịch - dịch vụ ở vùng Đông bắc Tổ quốc. Sự nỗ lực phấn đấu đó đã được ghi nhận một cách xứng đáng, ngày 17/10/2002, Chính phủ đã có nghị định 82/2002/NĐ-CP V/v thành lập Thành phố Lạng Sơn, thuộc tỉnh Lạng Sơn, đánh dấu một bước trưởng thành, mở ra nhiều cơ hội và thách thức trong một giai đoạn phát triển mới của Thành phố Lạng Sơn.

Ngày nay, Thành phố Lạng Sơn đang trên con đường đô thị hoá nhanh, mạnh với những bước phát triển vững chắc, với sự quyết tâm đồng sức, đồng lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc của Thành phố, tin tưởng rằng trong tương lai không xa, Thành phố Lạng Sơn sẽ trở thành một đô thị giàu đẹp, hiện đại, văn minh, xứng đáng là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội của cả vùng Đông Bắc tổ quốc.

Bình luận gần đây

  • Núi Vọng Phu, Tô Yến Vỹ (khách) đã viết 7 năm trước:
    Hình nhỏ, không rõ lắm. Tượng nhỏ, ghép bằng những viên đá nhỏ, trông vụn vặt không xứng tầm di tích quốc gia. Nên làm tượng bằng đá khối.với kích thước lớn có thể nhìn từ xa.
  • Đình Pác Mòng, kien1980v đã viết 8 năm trước:
    Ca dao xứ Lạng nói về Lễ hội Pác Mòng và Lê hội Phài Lừa: Phài Lừa thuyền chạy đua sông Pác Mòng mở hội nhớ công Tiên Hoàng
  • Công an thành phố Lạng Sơn, Suthainguyen đã viết 8 năm trước:
    Đây là Khu tỉnh đội LS
  • Thành nhà Mạc, XE DAP CU (khách) đã viết 12 năm trước:
    dep tuyet voi!
  • Xã Quảng Lạc, doan thao mai (khách) đã viết 12 năm trước:
    va chua duoc pt nhu 2 xa maj pha va hoag dong .co cach nao de xa quang lac dk pt hon khong.
Các bình luận khác...
Thành phố Lạng Sơn trên bản đồ

Hình ảnh gần đây

Các ảnh khác...